Kinh nghiệm mở quán & kinh doanh cafe hiệu quả

Bạn đang có một số vốn nhàn rỗi và yêu thích mở một quán cà phê để kinh doanh nhưng lại không biết bắt đầu như thế nào?
Mở quán cà phê cần gì, làm sao để quán cà phê của bạn cạnh tranh với các quán cà phê khác, làm sao để quán cà phê của bạn thu hút khách và nhiều người biết đến? với nhiều câu hỏi và băn khoăn như vậy, hãy để chúng tôi giúp bạn.

I. Sơ lược các yếu tố cần thiết để mở quán cà phê

Ngày nay với nền kinh tế đang tăng trưởng và phát triển thì nhu cầu thị hiếu ngày càng cao, các quán cà phê nhiều vô số kể nhưng rất ít quán thực sự nổi bật, để thu hút được khách hàng thì không chỉ cần “ngon” là đủ mà phải có tính “thẩm mỹ”, ngoài ra còn phải “lạ” hoặc đôi khi tương đối “độc”.
Do vậy ý tưởng và thiết kế quán rất quan trọng khi khởi sự một quán cà phê. Ngoài sự chuẩn bị chu đáo về mặt kế hoạch, nếu bạn là một người mới vào nghề thì cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thật kĩ các mô hình kinh doanh để chọn cho mình một hướng đi phù hợp.
Để khởi nghiệp tốt trong một ngành kinh doanh nói chung và trong việc mở quán cà phê nói riêng, bạn nên tìm hiểu chu đáo các yếu tố chính quyết định thành công của việc kinh doanh. Dưới đây, Purio có một số gợi ý để có thể giúp các bạn đẩy nhanh quá trình chuẩn bị và tìm hiểu của mình.

1. Địa điểm tốt chiếm 40% thành công của một quán cà phê. Do đó bạn cần phải nghiên cứu thật kĩ địa điểm dự định kinh doanh, yếu tố cạnh tranh, tình hình dân cư và những tác động khác ảnh hưởng tới quán cà phê của mình.

2. Vốn: gồm có vốn cố định và vốn lưu động. Ngân sách cần chuẩn bị thì tùy theo quy mô của quán.

3. Khảo sát thị hiếu, sở thích của khách hàng, từ đó đưa ra đối tượng chính để kinh doanh.

4. Nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh.

Xem thêm: Top 5 khóa học pha chế đồ uống online tốt nhất 2020

II. Các bước hiện thực hoá

1. Ý tưởng

Bạn không thể bắt đầu dự án kinh doanh mà không có ý tưởng. Một ý tưởng kinh doanh đột phá và có tính ứng dụng cao sẽ giúp bạn nhanh chóng thu hồi vốn và đạt lợi nhuận nhất. Để bắt đầu điều đó, bạn nên kinh doanh hướng tới niềm đam mê của mình, có đam mê, bạn sẽ dễ dàng suy nghĩ ra những ý tưởng riêng. Niềm đam mê đó sẽ tạo ra phong cách riêng cho quán cà phê của bạn. Và nét “riêng” của mỗi quán cà phê là điểm mạnh và giúp cho quán cà phê đó khẳng định tên tuổi trên thị trường.

2. Kế hoạch kinh doanh và khả năng đầu tư cho dự án của mình

Kinh doanh là một công việc đòi hỏi sự đầu tư cao vì mức độ rủi ro khá lớn, do đó bạn cần phải có một kế hoạch chi tiết để giảm thiểu khả năng thua lỗ cho quán cà phê của mình.
Bạn nên vạch ra một kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê, kinh doanh mặt hàng gì, chất lượng như thế nào, giá cả ra sao và có thể đáp ứng đủ cung cầu cho thị trường hay không?
Dựa trên số vốn đầu tư của mình, bạn có thể xác định quy mô quán cà phê lớn hay nhỏ, có những quán cà phê đầu tư lên đến 5 – 7 tỷ đồng nhưng thu hồi vốn chỉ trong vòng 1 – 2 năm nhờ những đột phá trong kinh doanh vì có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Ngược lại cũng có những quán cà phê biến mất trên thị trường trong vòng một-hai tháng. Do đó để thành công, bạn cần một kế hoạch kinh doanh sáng suốt, rõ ràng và chi tiết.
Có rất nhiều các loại chi phí mà bạn phải chi trả hàng tháng, vì thế bạn nên phòng hờ một số vốn dự phòng rủi ro để xác định quán cà phê của mình có thể tồn tại trong bao lâu nếu trong thời gian đầu chưa có thật nhiều khách hàng.
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng khi lập một dự án kinh doanh, chúng ta phải dự toán được lời lỗ trong kinh doanh, phải nhận thức được cung – cầu của thị trường để tạo ra những sản phẩm đặc biệt, nhận thức được tiềm năng của công việc mình đang triển khai để có kế hoạch đúng đắn cho quán cà phê của mình.

3. Khảo sát và tìm địa điểm cho quán cà phê

Địa điểm của quán cà phê là một yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh quán cà phê. Do đó bạn phải lựa chọn một mặt bằng kinh doanh phù hợp với ý tưởng kinh doanh và phong cách của quán cà phê.
– Quán cà phê sân vườn: bạn cần một mặt bằng rộng rãi và thoáng mát với nhiều cây xanh, không gian yên bình phóng khoáng lãng mạn.
– Quán cà phê bar: bạn cần lựa chọn một địa điểm kinh doanh gần trung tâm, có mức sống cao và mật độ dân cư đông đúc, nhộn nhịp.
– Quán cà phê văn phòng: một quán cà phê văn phòng cần chọn một mặt bằng gần các trung tâm hành chính.
– Một số quán cà phê khác như cà phê sinh viên, cà phê cóc giành cho các tầng lớp bình dân chỉ cần một mặt bằng rộng vừa phải với các dòng nhạc thị trường không cần quá nổi bật, thường được mở xung quanh các khu công nghiệp và các khu dân cư.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã có địa điểm kinh doanh quán cà phê, bạn cần khảo sát khu vực xung quanh đó đã có những quán cà phê loại nào, khả năng cạnh tranh ra sao … Bạn cần phải đánh giá kỹ càng về tình hình dân cư, giao thông, khách vãng lai ở khu vực bạn chọn để mở quán cà phê, từ đó có thể quyết định mở quán hay không và phải mở theo hướng nào, phong cách nào. Tuy nhiên bạn cũng có thể hỏi ý kiến của những người xung quanh, nhất là những người có kinh nghiệm để thành công chắc chắn hơn.

4. Tạo phong cách và trang trí cho quán cà phê cho quán cà phê

Mỗi quán cà phê đều có một phong cách riêng được gọi là điểm nhấn cho quán cà phê. Tùy thuộc vào loại quán cà phê mà có điểm nhấn khác nhau, tạo nên sự đặc trưng cho từng quán. Phong cách càng nổi bật thì quán cà phê càng thu hút được lượng lớn khách hàng.
– Cà phê tình nhân: thật chất đây là quán cà phê sân vườn có môt sân rộng với nhiều cây xanh, tiếng nước chảy róc rách, tạo khung cảnh gần gũi với thiên nhiên với không gian riêng biệt giành cho các cặp tình nhân với không gian yên tĩnh.
– Cà phê trực tiếp bóng đá: là những quán cà phê chiếu trực tiếp các trận bóng đá các giải Ngoại Hạng Anh, C1, World Cup… phục vụ những người hâm mộ môn thể thao vua, không kể ngày hay đêm. Những quán này thường trang bị nhiều Tivi với màn hình lớn và độ nét cao đặt ở nhiều góc nhìn khác nhau.
– Cà phê theo phong cách ngoại: ở Việt Nam có rất nhiều quán cà phê theo phong cách ngoại từ châu Âu đến châu Á. Những loại quán này thường có điểm chung là sang trọng ấm cúng và bắt mắt với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, lịch sự.
– Cà phê văn phòng: quán cà phê thường phục vụ tầng lớp nhân viên văn phòng với những bàn làm việc rộng có wifi, thường phục vụ thêm cả thức ăn như: điểm tâm, cơ văn phòng, thức ăn nhanh…
– Các quán cà phê kết hợp: quán cà phê kết hợp trà đạo, quán cà phê kết hợp xem phim 3D, cà phê kem, cà phê hát với nhau… Kết hợp bán cà phê và các loại hình khác tạo phong cách riêng gây cảm giác thú vị cho khách hàng.
Bên cạnh đó, bạn cần phải trang trí quán cà phê, bố trí bàn ghế vật dụng sao cho phù hợp nhất, bắt mắt nhất và có một lượng ánh sáng phù hợp theo phong cách quán cà phê của mình. Bạn nên tham khảo ý kiến của những người xung quanh hoặc các chuyên gia để bài trí không gian tiết kiệm và hợp lý nhất.

5. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng nâng cao, các quán cà phê ngày càng nhiều thì cung cách phục vụ của nhân viên quán cà phê phải ngày càng lịch thiệp, chu đáo. Tính chuyên nghiệp trong phục vụ cà phê cũng là một điểm mạnh giúp quán cà phê ngày càng đông khách hơn. Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp sẽ nâng cao chất lượng phục vụ, giúp khách hàng thoải mái hơn khi vào quán cà phê.
Một số quán cà phê lớn hiện nay đều nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng bằng cách đào tạo nhân viên phục vụ một cách chuyên nghiệp, những nhân viên ở đây đều được mặc đồng phục và trải qua các khóa nghiệp vụ do quán cà phê đào tạo. Từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi bước vào cũng như quá trình khách hàng thư giãn tại quán cà phê. Các nhân viên pha chế cũng được nâng cao về chất lượng, thể hiện tính chuyên nghiệp về tốc độ pha chế, mùi vị, thậm chí ở một số quán, quầy pha chế được đặt ở trung tâm để các bartender có thể biểu diễn pha chế cho khách hàng thưởng thức.

6. Đưa vào hoạt động và phát triển

Không chỉ những dự trù, khi triển khai hoạt động quán cà phê, các bạn cần quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của quán cà phê. Từ đó đánh giá:
– Nhân viên hoạt động có hiệu quả không ?
– Thức uống đã phù hợp với khách hàng hay không ?
– Khách hàng có cảm thấy thoải mái hay không ?
– Lượng khách hàng qua các tuần, tháng, quý trong năm.
Từ những điều đó có những điều chỉnh hợp lý cách hoạt động trong nội bộ quán cà phê cũng như các hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho quán cà phê, rút ngắn thời gian thu hồi vốn.
Các bạn cũng nên đánh giá những mặt hạn chế, nâng cao những mặt tốt của quán cà phê, lập biểu toán kinh phí, thu chi của quán cà phê một cách rõ ràng theo từng tuần, thăm dò ý kiến khách hàng và bổ sung những khiếm khuyết của quán trong thời gian ngắn nhất để kịp thời lấp trống những khiếm khuyết đồng thời có chiến lượt thu hút khách hàng và phát triển quán cà phê với tiêu chí: Giữ vững điểm mạnh, Xóa bỏ thiếu sót, Nâng cao về chất lượng.

III. Kết Luận

Những yếu tố khách quan từ khâu chuẩn bị đến triển khai dự án, chúng ta thấy rõ được việc đầu tư và kinh doanh quán cà phê cũng rất phức tạp, đầy rủi ro trong kinh doanh. Vì thế, trong từng bước đi chúng ta phải thật vững vàng và hiệu quả. Chúng tôi tin rằng, bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn khi tham gia vào thị trường này và từng bước sẽ giúp các bạn đi đến thành công.

 

Bài viết bởi PurioCafe
(Bạn cần ghi rõ “Nguồn trích từ PurioCafe.com” nếu sử dụng bài viết này)

 

Xem thêm:

• Bảng giá sỉ cafe hạt rang xay nguyên chất cung cấp cho các quán – Tài trợ máy xay

 


error: Nội dung đã được bảo vệ! Đừng copy! Thanks!